Tuesday, May 11, 2010

Biểu đồ nhịp sinh học của con người

Nhịp sinh học là gì?

Nhịp sinh học (tiếng Anh: biorhythm) là một chu trình giả thiết về tình trạng khỏe mạnh hay năng lực sinh lý, cảm xúc, hoặc trí thông minh (từ Wikipedia).
Cụ thể hơn, lấy một ví dụ, người ta cho rằng có thời điểm một người rất dễ mắc bệnh, còn có lúc khác thì không. Các thời điểm này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có quy luật. Quy luật đó gọi là nhịp sinh học. Và chúng sẽ dao động đều trong khoảng -100% đến 100% trong đồ thị nhịp sinh học (số càng lớn thì càng mạnh).
Cũng bởi vì vậy nên có rất nhiều lý thuyết cũng như nhiều loại nhịp sinh học khác nhau. Không có gì đảm bảo những loại nhịp sinh học này là chính xác, bởi vì bản thân con người luôn chịu nhiều tác động từ môi trường, và đời sống xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học công nhận 3 loại nhịp sinh học cơ bản là: Thể lực (Physical), Cảm xúc (Emotional) và Trí thông minh (Intellectual).

Các nhịp sinh học cơ bản

Biểu đồ nhịp sinh học với 3 đường cơ bản và một đường bổ sung, với trục ngang chỉ thời gian, chính giữa là ngày hiện tại.
Lý thuyết cổ điển của nhịp sinh học gắn liền với Hermann Swoboda ở đầu thế kỷ 20, ông được cho là người đưa ra chu trình 23 ngày cho nhịp thể lực và 28 ngày cho nhịp cảm xúc.
Mốc thời gian được tính từ khi sinh ra (tức dựa trên ngày sinh) mà trong tầm hiểu biết hiện tại của KimKha thì vẫn chưa rõ tại sao lại như vậy. Tuy vậy, các nhà khoa học lại nói thêm rằng chu trình sẽ đến sớm với đàn ông và hơi muộn với phụ nữ…
Năm 1920, Alfred Teltschercho rằng chu trình của trí thông minh là 33 ngày.
Chúng ta sẽ thấy một chuỗi số thú vị: 23-28-33, và số tiếp theo là 38 được cho là chu trình của trực giác.

Công thức tính toán

Do có chu trình đều và lặp lại, với mốc thời gian là ngày sinh, hoàn toàn dễ hiểu với các hàm số sau:
  • Thể lực: sin(2πt / 23)
  • Cảm xúc: sin(2πt / 28)
  • Trí thông minh: sin(2πt / 33)
  • Trực giác: sin(2πt / 38)
Với t là thời gian tính từ khi người đó được sinh ra.
Ở đây, KimKha xin giới thiệu một chương trình vẽ đồ thị nhịp sinh học mà mọi người có thể sử dụng tại:http://kakalia.co.cc/demo/nhip-sinh-hoc.

No comments:

Post a Comment

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *