Tôi cho rằng nếu chúng ta phân định rạch ròi khái niệm XHCN. Chúng ta có thể thấy các nước Bắc Âu KHÔNG phải là XHCN, và cũng không hướng đến XHCN.
Thứ nhất, họ không có định hướng sẽ tiến lên XHCN. Chúng ta không nên tự gán cho họ cái mác mà họ không muốn.
Thứ hai, thứ mà họ đang xây dựng là chế độ "Dân chủ tự do", không phải "Xã hội chủ nghĩa".
Chương trình giáo dục ở VN hoàn toàn chưa dạy cho người ta biết được rằng sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, chế độ "Tư bản chủ nghĩa" đã dần bị loại trừ bởi chế độ "Dân chủ tự do" (DCTD). Thế nên, nhiều người vẫn nghĩ các nước phương Tây vẫn còn là TBCN cũng dễ hiểu. Cuộc cạnh tranh về vốn tư bản và thuộc địa (tức về sở hữu nguyên liệu sản xuất) đã châm ngòi cho 2 cuộc chiến tranh thế giới, hòng phân chia lại thuộc địa, thị trường và ảnh hưởng lên vốn tư bản khi đó.
Nói thêm, lý do Liên Xô từ bỏ chiến tranh TG thứ nhất và né tránh cuộc chiến thứ hai là vì họ cho rằng đó là cuộc chiến của các nước TBCN với nhau. Và họ không thể làm vậy khi bị Đức tấn công, Liên Xô tham gia chỉ là vì đó là cuộc chiến vệ quốc đơn thuần.
Sau 2 cuộc chiến đó, các nước TBCN mới phân hoá, và một chế độ mới DCTD (dân chủ tự do) được hình thành đầu tiên ở các nước nghèo tài nguyên và không có thuộc địa (như Bắc Âu, hay Bỉ, Thuỵ Sĩ,...).
Để có sự so sánh, xin phép đưa ra những đặc điểm khác nhau giữa CNXH và DCTD:
Một là, DCTD không loại bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, mà thậm chí còn cổ vũ cho nó. Bao gồm quyền tư hữu đất đai, quyền tư hữu về tài sản, thiết bị và máy móc. XHCN không bao giờ chấp nhận điều này.
Hai là, DCTD không loại bỏ việc bóc lột trên giá trị thặng dư. Đó chính là lý do mà ngành dịch vụ rất phát triển và là nền kinh tế chính của các nước Bắc Âu. Note: ngành dịch vụ là ngành không sản xuất trực tiếp ra vật chất, mà họ chỉ đội thêm giá thành vào những thứ như đóng tiền thuê mặt bằng bán hàng, tiền lời thì bỏ túi, và doanh nhân làm dịch vụ thì được khuyến khích bỏ túi nhiều tiền lãi mà không cần chia đều cho nhân công. Tất cả các hình thái đó là thứ mà XHCN muốn loại bỏ.
Ba là, phần "dân chủ" trong DCTD cho phép mọi người dân đều có quyền bầu cử và ứng cử, cho phép loại bỏ lãnh đạo thông qua phiếu bầu và quá trình luận tội, cho phép trưng cầu dân ý trong vấn đề hệ trọng. Điều này khác với cả TBCN (vốn chỉ dành các quyền trên cho tầng lớp tinh hoa) và XHCN (vốn thực thi "Đảng cử dân bầu").
Bốn là, phần "tự do" trong DCTD cho phép mọi người tự do ngôn luận, kéo theo sự xuất hiện của báo chí tự do. Kênh báo chí tự do này được xem là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp (vốn đã có từ thời TBCN), nhưng lại là một cán cân ngang bằng với 3 nhánh còn lại, tạo ra bộ khung không phải "3 chân" mà là "4 chân". Điều này cũng khác với XHCN, vốn công nhận sự tồn tại của "Đảng lãnh đạo", vốn đứng trên (không phải ngang bằng) với 3 nhánh còn lại.
Năm là, hãy nhìn lại điều thứ 3 và 4, chúng ta có thể thấy cả XHCN và DCTD đều là 2 chế độ xuất phát từ bất cập của TBCN. Tuy nhiên chúng lại đi theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau. Do đó, khả năng hợp nhất lại không thể xảy ra trong tương lai. Nếu có sự đồng nhất thì đó chắc chắn là việc từ bỏ một trong hai, tức từ bỏ XHCN để theo DCTD hoặc từ bỏ DCTD để theo XHCN. Tức không bao giờ có chuyện từ DCTD "tiến lên" XHCN. Đó không phải "tiến lên" mà là "từ bỏ".
Rất nhiều người nhầm lẫn và coi rằng các nước Bắc Âu là XHCN, điều này xuất phát từ quan niệm sai lầm rằng: XHCN là xã hội tốt đẹp, và vì các nước Bắc Âu có một xã hội tốt đẹp nên các nước Bắc Âu phải là một phần của XHCN. Nói kiểu như vậy chẳng khác nào nói: Dân tộc VN luôn làm ra những điều tốt đẹp, và vì Edison chế tạo ra bóng đèn điện là một điều tốt đẹp, nên chắc chắn Edison là người VN.
Cần quay lại định nghĩa mà các triết gia XHCN hay nói: XHCN là xã hội tốt đẹp mà trong đó không có người bóc lột người. "Xã hội tốt đẹp" và "xã hội tốt đẹp không có bóc lột" là 2 khái niệm khác nhau. Bằng chứng rõ nhất là chế độ DCTD dù cho phép bóc lột, nhưng người dân sẵn sàng đi xin việc (tức nói "hãy bóc lột tôi đi") và vẫn sống hạnh phúc vì điều đó. Cái mà DCTD thực hiện không phải loại bỏ bóc lột, mà là cân bằng việc bóc lột ở mức vừa phải.
Tóm lại, trừ khi các nước Bắc Âu từ bỏ con đường DCTD, chứ chúng ta không thể nói các nước ấy là điển hình xây dựng XHCN được.
Bài viết không nhằm đưa ra nhận định XHCN hay DCTD cái nào tốt hơn, bài viết chỉ muốn nhấn mạnh sự khác nhau giữa chúng mà thôi.
Tuesday, December 24, 2019
Friday, December 20, 2019
Lạm bàn về các mạng xã hội ở VN gần đây
Theo mình nghĩ, tất cả những mạng xã hội kiểu như thế đều là... TRASH. Không hơn không kém. Tất cả, từ GO.VN hồi xưa, đến Lotus hay Gapo, và giờ là Sky Social... Tất cả đều là trash.
Báo chí, truyền thông, người nổi tiếng,... và cả những người làm sản phẩm đó đều nói ùm xèng về "user", về "chiến lược thu hút và giữ chân user". Theo góc nhìn cá nhân của mình mà nói, đó là suy nghĩ rất đáng ném vào trash bin.
Rõ ràng là không chịu học (hoặc không muốn học, hoặc không biết để mà học). Công ty sừng sỏ như Google có sẵn lượng tài khoản khổng lồ vẫn thất bại với Google+. Những "đế chế" một thời như Yahoo, MySpace,... đều có hàng chục triệu đến trăm triệu user, vẫn cứ gục ngã. Mình thấy rõ ràng vấn đề không nằm ở chỗ "thu hút user". Và càng không phải cứ "mang lại giá trị to lớn cho user" là người ta sẽ sử dụng nhiều.
Với những ai từng tiếp xúc với những người làm product thật sự, và có thành công thật sự mới thấy những người làm product thật sự là như thế nào. Họ không phải suốt ngày nhìn vào con số thống kê, và đi khoe mẽ. Họ chỉ biết chăm chút cho sản phẩm, cho từng tính năng nho nhỏ (và xinh xinh đối với họ), mà quên béng chuyện có bao nhiêu user. Giá trị nội tại của sản phẩm nằm bên trong sản phẩm chứ không nằm ở người sử dụng.
Người ta thường nói đến Facebook như là sản phẩm giúp người ta kết nối lẫn nhau. Điều này đúng, nhưng chỉ là đúng cái Facebook ở thời đầu của nó. Facebook ngày nay mà người ta sử dụng là cả một bầu trời sở thích. Trên đó có cả chuyện vui chuyện buồn, tràn ngập những cảm xúc mà chính mỗi người tự chọn lấy.
Facebook không đơn giản là một công ty. Đó là một tập thể lớn, gồm hàng chục ngàn kỹ sư chất lượng cao, tinh thần đồng đội tốt, đam mê mãnh liệt. Và họ quy tụ lại không phải để làm một thứ tào lao bí đao nào đó, mà họ làm một sản phẩm để chính họ cũng yêu nó như là một phần tất yếu của cuộc sống.
Mình nói là "yêu", theo cái nghĩa "trở nên một". Tức là người dùng không còn cảm giác đó là một trang web, hay một sản phẩm, mà là họ nhận ra rằng nó là một phần tất yếu không thể tách rời khỏi họ được. Facebook của họ như là một thế giới ảo bên cạnh đời thực của họ. Cuộc sống của họ trên FB có niềm vui thầm kín và cả những nỗi buồn không thể chia sẻ. Nhưng FB thật sự hiểu họ cần cái gì, và làm thế nào để FB giữ mối quan hệ với họ một cách lâu dài. Đội ngũ "thứ dữ" của FB tồn tại là để đảm bảo điều đó, đảm bảo rằng trong ánh nhìn của từng user một, FB là một người bạn thật sự, mà mỗi ngày người ta phải trải lòng họ ra, khi thì tâm sự, khi thì quan sát và lắng nghe người khác.
Và muốn đạt được những điều mình vừa đề cập, không có cách nào khác ngoài việc chính những người làm sản phẩm phải yêu sản phẩm đó trước tiên.
Đó là điều mà mình chưa bao giờ thấy ở mấy cái mạng xã hội tào lao ở VN từ trước đến nay. Tất cả bọn họ đều muốn chạy theo xu hướng, cóp nhặt tính năng, và rồi nỗ lực thu hút user một cách tuyệt vọng.
Nói tóm lại, quan điểm của mình là: Tất cả những sản phẩm làm ra mà chính người làm ra còn chưa "bị nghiện vì nó" thì tất cả đều là trash. Hoặc là bị ném vào thùng rác, hoặc là không đáng để lượm lên cho vào thùng rác.
Báo chí, truyền thông, người nổi tiếng,... và cả những người làm sản phẩm đó đều nói ùm xèng về "user", về "chiến lược thu hút và giữ chân user". Theo góc nhìn cá nhân của mình mà nói, đó là suy nghĩ rất đáng ném vào trash bin.
Rõ ràng là không chịu học (hoặc không muốn học, hoặc không biết để mà học). Công ty sừng sỏ như Google có sẵn lượng tài khoản khổng lồ vẫn thất bại với Google+. Những "đế chế" một thời như Yahoo, MySpace,... đều có hàng chục triệu đến trăm triệu user, vẫn cứ gục ngã. Mình thấy rõ ràng vấn đề không nằm ở chỗ "thu hút user". Và càng không phải cứ "mang lại giá trị to lớn cho user" là người ta sẽ sử dụng nhiều.
Với những ai từng tiếp xúc với những người làm product thật sự, và có thành công thật sự mới thấy những người làm product thật sự là như thế nào. Họ không phải suốt ngày nhìn vào con số thống kê, và đi khoe mẽ. Họ chỉ biết chăm chút cho sản phẩm, cho từng tính năng nho nhỏ (và xinh xinh đối với họ), mà quên béng chuyện có bao nhiêu user. Giá trị nội tại của sản phẩm nằm bên trong sản phẩm chứ không nằm ở người sử dụng.
Người ta thường nói đến Facebook như là sản phẩm giúp người ta kết nối lẫn nhau. Điều này đúng, nhưng chỉ là đúng cái Facebook ở thời đầu của nó. Facebook ngày nay mà người ta sử dụng là cả một bầu trời sở thích. Trên đó có cả chuyện vui chuyện buồn, tràn ngập những cảm xúc mà chính mỗi người tự chọn lấy.
Facebook không đơn giản là một công ty. Đó là một tập thể lớn, gồm hàng chục ngàn kỹ sư chất lượng cao, tinh thần đồng đội tốt, đam mê mãnh liệt. Và họ quy tụ lại không phải để làm một thứ tào lao bí đao nào đó, mà họ làm một sản phẩm để chính họ cũng yêu nó như là một phần tất yếu của cuộc sống.
Mình nói là "yêu", theo cái nghĩa "trở nên một". Tức là người dùng không còn cảm giác đó là một trang web, hay một sản phẩm, mà là họ nhận ra rằng nó là một phần tất yếu không thể tách rời khỏi họ được. Facebook của họ như là một thế giới ảo bên cạnh đời thực của họ. Cuộc sống của họ trên FB có niềm vui thầm kín và cả những nỗi buồn không thể chia sẻ. Nhưng FB thật sự hiểu họ cần cái gì, và làm thế nào để FB giữ mối quan hệ với họ một cách lâu dài. Đội ngũ "thứ dữ" của FB tồn tại là để đảm bảo điều đó, đảm bảo rằng trong ánh nhìn của từng user một, FB là một người bạn thật sự, mà mỗi ngày người ta phải trải lòng họ ra, khi thì tâm sự, khi thì quan sát và lắng nghe người khác.
Và muốn đạt được những điều mình vừa đề cập, không có cách nào khác ngoài việc chính những người làm sản phẩm phải yêu sản phẩm đó trước tiên.
Đó là điều mà mình chưa bao giờ thấy ở mấy cái mạng xã hội tào lao ở VN từ trước đến nay. Tất cả bọn họ đều muốn chạy theo xu hướng, cóp nhặt tính năng, và rồi nỗ lực thu hút user một cách tuyệt vọng.
Nói tóm lại, quan điểm của mình là: Tất cả những sản phẩm làm ra mà chính người làm ra còn chưa "bị nghiện vì nó" thì tất cả đều là trash. Hoặc là bị ném vào thùng rác, hoặc là không đáng để lượm lên cho vào thùng rác.
Subscribe to:
Posts (Atom)