Bài viết trước của tôi, tôi đã khẳng định là sẽ ủng hộ bộ sách Công nghệ giáo dục (CNGD) của ông Hồ Ngọc Đại, nhưng tôi chưa giải thích kỹ. Giờ xin có đôi dòng phân tích.
Mở đầu sách là trẻ con được học về khối vuông/tròn/tam giác/... hay bất cứ thứ gì. Đây không phải là tiếng Việt. Đây là cách để bọn trẻ hiểu khái niệm "tiếng", và để dạy cho trẻ biết rằng: trong tiếng Việt mỗi tiếng đều được phân tách nhau. Đó là đặc điểm mà trẻ phải nhận diện ra.
Cần lưu ý, trong khi tiếng Nhật cũng có tương tự với tiếng Việt trong cách viết Hiragana và Katakana, nhưng lại không tương tự với Kanji, mà ở đó một chữ được đọc thành 2-3 tiếng. Tuy nhiên tiếng Nhật và tiếng Việt đều là nói thành từng tiếng rời, khác với tiếng Anh có vụ "nối âm". Tôi vừa thấy một người ví dụ chữ "lunch" là 1 tiếng trong tiếng Anh, thực ra nói như vậy là sai, "lunch" chính xác phải là 1 tiếng rưỡi, vì cái đuôi "ch" phải được bật ra một xíu. Tóm lại, nếu trẻ học cả tiếng Việt và tiếng Anh cùng lúc, sẽ rất tiện lợi nếu giúp trẻ phân biệt 2 ngôn ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau, mà hình thức về đếm tiếng là một trong số đó.
Đồng ý là chuyện phân biệt "tiếng" đó không quan trọng lắm cho trẻ, vì người ta không cần biết vẫn học tiếng Việt tốt thôi, chỉ có mấy người nghiên cứu tiếng Việt mới quan tâm. Nhưng thực ra việc đưa nó vào là có mục đích sâu xa hơn thế cơ.
Hãy nói về cách học cũ... Bọn trẻ sẽ học đánh vần, và học đánh vần xuyên suốt lớp 1. Bọn trẻ sẽ phải nhớ mặt chữ, và nhớ việc đánh vần, rồi sau đó sẽ đọc thành tiếng, và hiểu ngữ nghĩa của tiếng đó. Điểm tốt là bọn trẻ sẽ hình thành khả năng liên kết giữa tiếng và chữ một cách chặt chẽ, chỉ có điều hơi tốn thời gian thôi. Sau đó, bọn trẻ sẽ được học về từ láy và về luyến âm (hình như là lớp 3 hay lớp 4 gì đó, nhưng chắc chắn không phải lớp 1 hoặc lớp 2). Và ai đã từng đi qua thời đó mới hiểu là thầy cô và học sinh khó khổ thế nào để học từ láy...
Giờ nói về cách học mới. Bọn trẻ đã được biết về "tiếng", tiếp theo sẽ là về việc tách tiếng ra làm 2 phần... Việc này không khó, với việc đã quen về hình khối để biểu diễn "tiếng", bọn trẻ sẽ hiểu rất nhanh việc tách cái khối đó ra thành 2 phần. Với việc tách khối thành 2 phần, bọn trẻ sẽ nhanh chóng học được việc ghép phụ âm và nguyên âm để hình thành chữ viết. Và thế là thầy cô sẽ dạy bọn trẻ các chữ cái để ghép vào.
Tới đây tôi chuyển qua vấn đề khác là đánh vần. Khác với cách cũ, là người ta phải nhìn mặt chữ rồi mới đánh vần. Cách mới thì việc nhìn mặt chữ là việc từ từ làm sau, đầu tiên bọn trẻ phải nghe tiếng nói, từ việc nghe sẽ hướng tới việc tách âm đã nghe, và sau đó là viết xuống theo một số quy tắc đã có học. Với cách này, bọn trẻ sẽ không cần phải học tất cả các từ vựng, mà chỉ cần nắm quy tắc theo cách cảm nhận của chúng, và học từ mới thông qua môi trường xung quanh. Hãy tưởng tượng, người lớn nói chữ "đẹp" mà không viết xuống, bọn trẻ tự nhận diện ra và viết xuống vở chữ "đẹp" một cách chính xác. Nhắc lại là cách tiếp cận này hoàn toàn khác với trước giờ, khi thầy cô viết trên bảng chữ "đẹp" và đọc to lên, bọn trẻ cứ theo thế mà chép từng nét xuống vở.
Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy phương pháp mới rèn luyện tư duy của trẻ tốt hơn...
Chính vì việc học từ mới thông qua việc nghe, nên mới có chuyện chữ "k" được đánh vần thành "cờ", vì thứ mà bọn trẻ nghe thì "ke" và "cô" thì âm đầu là giống nhau (nhắc lại là NGHE chứ không phải NHÌN). Tuy nhiên, vì chúng ta viết có quy tắc chính tả, nên nghe âm đầu giống nhau không có nghĩa là viết giống nhau... Và thế là bọn trẻ được dạy về cách viết chúng xuống khác nhau.
Tuy vậy, đến chỗ này tôi cũng không đồng ý với việc âm "q" được đánh vần thành "cờ". Nguyên nhân là theo góc nhìn của tôi, âm "qu" được phiên âm IPA phải là /w/ chứ không phải /kw/.
Trở lại vấn đề, với cách học mới, bọn trẻ nhanh chóng làm quen với những dạng chữ thông dụng trong đời sống. Vì chúng nó được mọi người xung quanh nói miết mà... Cho nên gần như các trường hợp thông dụng sẽ không cần dạy nhiều, thay vào đó bọn chúng sẽ được học các trường hợp đặc biệt, như "khúc khuỷu", "ngoẹo",... Đó chính là lý do tại sao lại xuất hiện các từ khó học ở giữa sách. Bọn trẻ được học những trường hợp đặc biệt, mà ngay chính cha mẹ chúng cũng chưa được học, vì bọn trẻ đã rành rẽ các trường hợp thông dụng rồi.
Xin nói lại, bọn trẻ đã học tách âm. Ví dụ chữ "khang" = kh-ang, "khác" = kh-ác, và làm đi làm lại như thế để quen với cách tách âm. Một khi đã quen với tách âm, thầy cô sẽ dạy luôn từ láy và luyến âm. Nói về từ láy đi, chữ "mong manh" là từ láy, vì khi tách âm ra sẽ có âm đầu giống nhau, đều là "m". Tương tự chữ "lông bông" có âm cuối giống nhau,... Rõ ràng khi đó từ láy là quá dễ dạy và không quá khó để hiểu. Và người ta sẽ dạy luôn trong lớp 1.
Như vậy, điểm mấu chốt ở phương pháp CNGD là ở chỗ cùng có một kết quả, nhưng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà thôi. Vậy tại sao phải tiết kiệm thời gian? Là để bọn trẻ có thời gian để CHƠI!
Nói lại cho rõ, phương pháp CNGD của ông Đại, chung quy lại chỉ có một mục đích:
CHƠI!
Bọn trẻ phải được CHƠI!
Có người bạn hỏi tôi, tại sao phải bắt trẻ học một đống thứ rồi lại bàn chuyện tiết kiệm thời gian? Muốn cho bọn trẻ chơi thì cho chơi thôi...
Ở đây, tôi muốn bàn một vấn đề khác. Đó là về mục tiêu của ngành giáo dục VN.
Nó khác với các nước tiên tiến phương Tây, mục tiêu của họ là phát huy tư duy độc lập, hoặc phát triển bản thân của trẻ,... Nền giáo dục ở VN, và phần lớn phụ huynh ở VN có mục tiêu khác hẳn. Họ muốn con họ phải giỏi! Tức là có thành tích tốt, là giỏi ngang hoặc hơn các bạn cùng lứa, v.v...
Tôi xem những người phản đối, rất nhiều người trong đó đưa ra dẫn chứng về đứa con của họ học không được, không biết mặt chữ như bạn bè đồng lứa... Tôi cười... Không phải tôi chê. Chỉ là tôi thấy hơi mắc cười thôi. Gia đình thì cứ đem kết quả thực dụng ra mà so sánh, rằng "con tao phải giỏi, mà sao học cách này nó không giỏi bằng đứa khác?"
Việc này không sai. Việc này là mong muốn rất chính đáng. Nhưng vì nó diễn ra rộng khắp xã hội, nên nền giáo dục VN cũng bị chi phối theo (hoặc có khi ngược lại). Do đó, người đưa ra phương pháp giáo dục như ông Đại phải tìm một cách mà vừa đạt được mục đích của xã hội (trọng kết quả thi cử), vừa đạt được mục đích của mình (bọn trẻ được chơi). Và lão ấy đã đề ra (phát minh ra? cóp nhặt được?) phương pháp này, vừa để đạt được điểm khá giỏi trong thi cử, lại vừa có thời gian chơi đùa và thảo luận nhóm.
Hôm nay tôi viết bài này, vì cách đây không lâu, tôi chợt phát hiện ra là có nhiều người không biết cái mục đích thật sự của ông Đại: Cần tiết kiệm thời gian học để bọn trẻ có thời gian chơi. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là ai cũng hiểu, nhưng họ không chấp nhận cái cách làm mà thôi. Xem những video của ông Đại phát biểu, tôi còn nghĩ ổng cũng nhầm như tôi. Tức là ổng cho rằng mọi người phản đối cách làm của ổng vì ổng cho trẻ con chơi quá nhiều, mà lại còn học một phương pháp lạ. Tôi cảm thấy ổng cứ phải biện hộ chuyện "trẻ con được chơi" miết, mà không phát hiện ra là người nghe không hiểu phương pháp của ổng thì bọn trẻ được chơi ở chỗ nào...
Nhưng tôi thông cảm cho ông, vì tôi cũng yêu khoa học, thích người làm khoa học, nên tôi hiểu. Bọn làm khoa học có đặc điểm là không quen với việc đối phó với truyền thông, nói chuyện rất dễ bị bọn làm truyền thông bóp méo. Nhưng đó là câu chuyện khác.
Trong chuyện này, theo tôi thấy có 2 hướng để phản đối phương pháp CNGD:
1. Thay đổi mục tiêu ngành giáo dục. Chúng ta không hướng tới nền giáo dục trọng điểm số nữa. Khi đó phương pháp CNGD này sẽ không còn phù hợp nữa, và sẽ phải tìm một phương pháp khác.
2. Đưa ra giải pháp tốt hơn, để bọn trẻ vừa đạt thành tích tốt, vừa đạt những mục tiêu khác nữa, đáp ứng nhu cầu của một vài người muốn cho con mình có thời gian chơi, rèn luyện sức khỏe, phát triển tư duy làm việc nhóm, đọc sách,...
Tôi thì tôi ủng hộ việc thay đổi mục tiêu giáo dục. Nhưng có vẻ hệ thống chính quyền, và cả những phụ huynh xung quanh khác mục tiêu của tôi, nên tôi tạm chấp nhận con đường thứ 2.
Cần lưu ý rằng, ở cả những nước tiên tiến, cũng có nhiều hướng đi khác nhau. Nước Nhật thì chú trọng tới thể dục và thể chất, Mỹ thì có nhiều bài kiểm tra hơn, còn Phần Lan thì thích cho trẻ con chơi. Tôi thấy phương pháp CNGD cũng giống với Phần Lan, cũng cố gắng hoàn thành bài học chính khóa thật nhanh để trẻ con có thời gian chơi đùa, có điều khác nhau ở cái mục tiêu giáo dục khiến cho bài vở của VN nặng hơn mà thôi. Người Mỹ cũng thường đem so sánh chương trình của họ với Phần Lan, để nói đến việc cùng đạt mục tiêu phát triển cá nhân nhưng lại cho trẻ con được có tuổi thơ.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ là có nhiều người nói sẽ có sự xa cách giữa bố mẹ và con cái. Điều đó có thể đúng với họ, nhưng rất tiếc sẽ không bao giờ đúng với tôi và các con của tôi.
Lý do rất đơn giản, các bạn có nghĩ một người đã tìm hiểu cặn kẽ phương pháp đến thế này, hiểu rõ ngọn ngành,... thì có thể nào không đi cùng con mình theo cách học mới? Nghe có vẻ sai sai. Nhỉ!
Tôi cho rằng, trách nhiệm của cha mẹ không phải là bao bọc con trong cái vỏ gọi là "khu an toàn", và bảo con "đừng bao giờ đi xa nhé, cái đó quá nguy hiểm cho con đó", trách nhiệm của họ là tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ, và giới thiệu thế giới đó cho trẻ một cách lạc quan nhất. Trách nhiệm của họ còn phải minh định rõ ràng sự vật và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả,... ngay từ khi con của họ còn chưa biết gì, và họ phải giữ lối tư duy đó liên tục, để đứa con nhìn họ và tự học, và bám theo cách hành xử minh định đó mà phát triển khả năng cá nhân đứa trẻ.
------
Xpost on https://blog.botbie.io/2018/09/13/tai-sao-toi-ung-ho-cong-nghe-giao-duc
Thursday, September 13, 2018
Monday, September 3, 2018
Vài lời về "Công nghệ giáo dục"
Xung quanh vụ tranh cãi về sách lớp 1 tiếng Việt mới theo cái gọi là "Công nghệ giáo dục", tôi có vài ý kiến. Bản chất của vụ phản ứng này của mọi người xoay quanh cách đánh vần "lạ", và cách dùng câu cú khá rắc rối và dễ hiểu sai.
Đầu tiên, tôi xin nói ngay là tôi chỉ phản đối cách đánh vần âm 'qu' thành 'cờ' thôi, còn lại các vấn đề khác thì tôi nghĩ cũng chấp nhận được cả. Nguyên nhân là vì âm 'qu' là một âm đặc biệt, ví dụ chữ 'qua', đứng phương diện người nghe sẽ rất dễ bị nhầm thành 'cua' nếu không đọc rõ. Cần lưu ý là trong tiếng Anh, âm 'qu' thường được phiên âm thành /kw/, trong khi âm 'c' và 'k' sẽ được phiên âm thành /k/, như vậy rất nhiều trường hợp 2 âm 'k' và 'c' được phiên âm giống nhau, nhưng âm 'qu' thì không có trường hợp nào giống cả. Tôi nói điều này không phải để nói rằng tôi dùng tiếng Anh làm chuẩn, mà là để nói rằng vấn đề âm 'qu' khác 'k' và 'c' thì không phải chỉ có mỗi tiếng Việt của mình nhận ra, mà các ngôn ngữ khác cũng thế.
Tôi rất thích Esperanto. Một ngôn ngữ được tạo ra một cách hoàn hảo, và bởi những nhà ngôn ngữ học hàng đầu. Nó rất dễ học cho tất cả mọi người trên thế giới, nhưng không quốc gia nào dùng nó làm ngôn ngữ chính thức. Và trong ngôn ngữ này, không có âm 'q'. Nói chung là để tránh phải tranh cãi, Esperanto bỏ luôn cái chữ 'q' khỏi bảng chữ cái luôn. Tên ai mà có chữ 'q' thì khi phiên âm sang Esperanto sẽ biến thành 'k' hết.
Câu chuyện sẽ dừng ở đây, nếu mọi người không lôi tiếp ông Hồ Ngọc Đại ra và nói. Vì sao? Vì với tôi cách nào cũng được cả, phát âm theo cách xưa giờ mình học với cách mới này đều cũng sẽ như nhau. Vì bản chất ngôn ngữ là để diễn đạt ý của mình muốn nói, chẳng có liên quan gì đến chuyện đánh vần thế nào cả. Ý tôi là, khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi sẽ nói thành tiếng một (như "tôi yêu các bạn"), chứ không có đánh vần thành "tờ ô i tôi y ê u yêu cờ a cờ cac sắc các bờ a nờ ban nặng bạn". Nói kiểu thế thì lâu chết được... Hi...
Việc thứ 2 là ông Đại này là ai? Hàm giáo sư, cũng khá lớn tuổi. Và quan trọng hơn là một trong những lá cờ đầu về giáo dục VN. Kể cả cái chương trình Công nghệ giáo dục này cũng được giúp sức bởi Nhà giáo nổi tiếng Phạm Toàn. Những người nhận xét về cái sai của sách mới, là họ đang dựa theo cách cũ. Vậy cách cũ này là ai làm? Có phải lão Phạm Toàn kia có liên quan không? Tôi nghĩ cái tên Phạm Toàn và Hồ Ngọc Đại thì mọi người đã rất quen rồi chứ nhỉ? Nguyên nhân là sách giáo khoa hồi đó chúng ta học đều có cái trang bìa ghi rõ "Phạm Toàn (chủ biên)" hoặc "Hồ Ngọc Đại (chủ biên)". Nhiều khi mấy ông lão này già nên lẩm cẩm hết, hồi xưa dạy cách A, giờ lại đổi cách B. Rõ lẩm cẩm!
Tôi nói đoạn trên, đôi khi là rất mang màu sắc công kích và thiên vị. Tôi biết. Nhưng tôi cũng chọn cách riêng để kính trọng lão Đại này. Tôi nói ngay: Tôi không thích Triết học Marx-Lenin. Và tôi cho rằng cần phải học nhiều triết học khác nhau để có cái nhìn toàn diện. Nhưng không biết chọn những triết học nào... May thay, lão Đại giúp tôi khi bảo "muốn hiểu về triết học chỉ cần học 4 người là đủ Pluton, Kant, Heghen và Marx". Cần chú ý, MARX chứ không phải MARX-LENIN.
Không phải ai, trong hoàn cảnh mà cả nước hừng hực yêu Lenin, lại có một người đi ngược lại, và chọn một cách riêng. Tôi đã bỏ triết học Marx-Lenin, chính xác hơn là bỏ cái đuôi "Lenin" khỏi chủ nghĩa Marx (và tôi đã nói điều này với rất nhiều bạn bè rồi), và rồi phát hiện ra Marx không đơn giản và tầm nhìn ngắn hạn như "Marx-Lenin". Thậm chí, tôi cho rằng tất cả mọi người đang ủng hộ Marx-Lenin, chỉ cần đọc hết và hiểu hết cuốn "Tư bản" của Marx, cũng sẽ muốn bỏ cái đuôi "Lenin" đi. Thế mà một ông lão giáo sư, nhận tiền của Nhà nước, lại hướng người ta đi rời xa CNXH của Marx-Lenin. Và, ngấu nghiến hết 3 ông còn lại mới thấy lẽ ra mình nên đọc về 4 người đó sớm hơn. Tiếc!
Tóm lại, với tôi, lão giáo sư Hồ Ngọc Đại không phải hạng ngu. Ít nhất, trình độ của ổng cũng hơn tôi. Tất nhiên, có thể do thực tế là tôi quá ngu. Nhưng mà có sao đâu, một thằng quá ngu cũng nên tôn trọng một người ít ngu hơn mình. Ha...
Chuyện thứ 3, rất nhiều người phản đối cách làm của "Công nghệ giáo dục". Tôi chưa bàn vội, chỉ mạn phép đặt vài câu hỏi như sau:
1. Mọi người có muốn thay đổi theo hướng tốt hơn không? Rất nhiều người thường chia sẻ "nền giáo dục VN, cứ gọi là nát". Nhưng mà mọi người có muốn nó thay đổi theo hướng tốt hơn không? Hay là chỉ muốn nó giữ nguyên, và tình trạng cứ tệ dần như hiện tại? Cần lưu ý, có câu "không tiến ắt sẽ lùi".
Giờ giả sử mọi người đều muốn nó tốt lên. Câu hỏi tiếp theo là:
2. Nếu có một phương pháp, do một số chuyên gia giáo dục hàng đầu thảo luận và đưa ra, liệu mọi người có chấp nhận không? Tôi nghĩ rằng với câu hỏi này, mọi người sẽ đặt rất nhiều nghi vấn về phương pháp. Tất nhiên, vẫn sẽ có người đồng ý luôn mà không cần ý kiến gì. Và ngược lại, vẫn sẽ có người phản đối mặc dù họ không biết gì cả. Nhưng tôi cam đoan là phần lớn mọi người sẽ tìm hiểu và đặt nhiều nghi vấn về phương pháp.
Vậy giờ làm sao đây? Không lẽ không thay đổi và nhận kết quả giống câu 1? Tôi hỏi thêm 1 câu nữa:
3. Nếu phương pháp mới được đem vào thực nghiệm, và nhận được kết quả tốt thì thế nào?
À, thực ra lão Đại đã làm luôn cả 3 câu đó, và lão tạo ra cái trường gọi là Thực nghiệm đó. Và họ dạy cái phương pháp mà mọi người chê là "tào lao". Nhưng mà có phải mọi người thường biện minh phương pháp tốt thì phải có kết quả tốt không? Vậy kết quả của trường Thực nghiệm là gì?
Cần lưu ý là trường đó đã đạt rất nhiều thành công, với rất nhiều giải thưởng học sinh giỏi và Olympic. Vậy kết quả thực nghiệm có đáng được tôn trọng không?
Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng còn tùy thuộc vào học sinh có giỏi hay không nữa. Nhưng mà tự dưng, một cách ngẫu nhiên dồn rất nhiều học sinh giỏi vào học ở trường này thì thật tình mà nói, môn xác suất cho kết quả là không nhiều, nếu không nói là phi lý. Đó là chưa kể tới việc từ chính cái trường đó, mà VN lại có một người đoạt giải Fields. Lần đầu tiên, VN có một người đạt được giải thưởng danh giá nhất ngành Toán.
Chuyện không dừng lại ở đó, khi cách đây mấy năm, rất nhiều phụ huynh đã đạp luôn cổng trường Thực nghiệm của lão Đại, và xin cho con vào lớp 1 tại đây. Ai không tin có thể lục lại báo cũ. Nhưng cái lớp 1 hồi đó dạy cái phương pháp tào lao ấy là điểm đến mong ước của rất nhiều phụ huynh...
Vì ngoài việc dạy theo cách mới lạ, họ còn tạo một môi trường mà trẻ được chơi. Rất ít làm bài tập. Học để hiểu và học quan sát nhiều hơn. Rất nhiều người vào thời điểm đó còn hô hào để nhân rộng mô hình dạy học đó ra nữa...
Vậy mà.......
Đời. Vốn dĩ phũ. Không biết lão Đại có đủ gạch để xây Landmark 82 cao hơn cái 81 chưa?
Chuyện thứ 4, chuyện này có vẻ nói ở thì tương lai, vì hơi sớm... Theo chương trình Công nghệ giáo dục, thì hình như Toán lớp 2 hoặc lớp 3 gì đó sẽ được học phương trình. Một thứ mà đáng lẽ lên cấp 2 mới học thì phải. Nhưng chắc là dạng phương trình cộng trừ này kia thôi.
Có điều, tôi thắc mắc là không biết mọi người có phản đối vụ đó không ta? Mới học lớp 2 lớp 3 mà đã bắt giải phương trình, kể cũng tội cho mấy đứa nhỏ, và cũng tội cho phụ huynh vì mấy đứa nhỏ hỏi mà không giải được. Chậc...
Chung quy lại, tôi ủng hộ cách làm mới. Và tôi không thấy vấn đề gì khi cho con học chương trình đó!
Tôi biết, bọn trẻ sẽ gặp rắc rối với cách đánh vần và viết như vậy. Nhưng tôi tin rằng các con tôi đều rất thông minh, và chúng sẽ tìm ra cách để thích nghi và phát triển. Chuyện gặp rắc rối như vậy, thời của tôi không thiếu, khi mọi người không phân biệt được "ngan/ngang", "nghiêng/nghiên/ngiêng/ngiên", "ga/gia/da",... thế mà bọn tôi vẫn lớn lên và học hành tốt cả. Cho nên, các con của tôi sẽ cần phải gặp nhiều rối rắm như thế càng tốt. Tự bọn chúng sẽ phải vượt qua, và phải đạt được những thành tựu vĩ đại và giỏi hơn tất cả những bạn cùng lứa khác.
Hiện tại, đứa lớn chỉ mới hơn 3 tuổi, khi nào nó vào lớp 1 tôi sẽ nói nó: "Con tự học nhé, vì phương pháp thời của ba khác với thời của con, nên giờ con phải tự học lấy. Ba sẽ giúp khi nào ba có thể giúp, nhưng đừng trông đợi vào ba."
--------
Xpost on https://blog.botbie.io/2018/09/03/vai-loi-ve-cong-nghe-giao-duc
Đầu tiên, tôi xin nói ngay là tôi chỉ phản đối cách đánh vần âm 'qu' thành 'cờ' thôi, còn lại các vấn đề khác thì tôi nghĩ cũng chấp nhận được cả. Nguyên nhân là vì âm 'qu' là một âm đặc biệt, ví dụ chữ 'qua', đứng phương diện người nghe sẽ rất dễ bị nhầm thành 'cua' nếu không đọc rõ. Cần lưu ý là trong tiếng Anh, âm 'qu' thường được phiên âm thành /kw/, trong khi âm 'c' và 'k' sẽ được phiên âm thành /k/, như vậy rất nhiều trường hợp 2 âm 'k' và 'c' được phiên âm giống nhau, nhưng âm 'qu' thì không có trường hợp nào giống cả. Tôi nói điều này không phải để nói rằng tôi dùng tiếng Anh làm chuẩn, mà là để nói rằng vấn đề âm 'qu' khác 'k' và 'c' thì không phải chỉ có mỗi tiếng Việt của mình nhận ra, mà các ngôn ngữ khác cũng thế.
Tôi rất thích Esperanto. Một ngôn ngữ được tạo ra một cách hoàn hảo, và bởi những nhà ngôn ngữ học hàng đầu. Nó rất dễ học cho tất cả mọi người trên thế giới, nhưng không quốc gia nào dùng nó làm ngôn ngữ chính thức. Và trong ngôn ngữ này, không có âm 'q'. Nói chung là để tránh phải tranh cãi, Esperanto bỏ luôn cái chữ 'q' khỏi bảng chữ cái luôn. Tên ai mà có chữ 'q' thì khi phiên âm sang Esperanto sẽ biến thành 'k' hết.
Câu chuyện sẽ dừng ở đây, nếu mọi người không lôi tiếp ông Hồ Ngọc Đại ra và nói. Vì sao? Vì với tôi cách nào cũng được cả, phát âm theo cách xưa giờ mình học với cách mới này đều cũng sẽ như nhau. Vì bản chất ngôn ngữ là để diễn đạt ý của mình muốn nói, chẳng có liên quan gì đến chuyện đánh vần thế nào cả. Ý tôi là, khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi sẽ nói thành tiếng một (như "tôi yêu các bạn"), chứ không có đánh vần thành "tờ ô i tôi y ê u yêu cờ a cờ cac sắc các bờ a nờ ban nặng bạn". Nói kiểu thế thì lâu chết được... Hi...
Việc thứ 2 là ông Đại này là ai? Hàm giáo sư, cũng khá lớn tuổi. Và quan trọng hơn là một trong những lá cờ đầu về giáo dục VN. Kể cả cái chương trình Công nghệ giáo dục này cũng được giúp sức bởi Nhà giáo nổi tiếng Phạm Toàn. Những người nhận xét về cái sai của sách mới, là họ đang dựa theo cách cũ. Vậy cách cũ này là ai làm? Có phải lão Phạm Toàn kia có liên quan không? Tôi nghĩ cái tên Phạm Toàn và Hồ Ngọc Đại thì mọi người đã rất quen rồi chứ nhỉ? Nguyên nhân là sách giáo khoa hồi đó chúng ta học đều có cái trang bìa ghi rõ "Phạm Toàn (chủ biên)" hoặc "Hồ Ngọc Đại (chủ biên)". Nhiều khi mấy ông lão này già nên lẩm cẩm hết, hồi xưa dạy cách A, giờ lại đổi cách B. Rõ lẩm cẩm!
Tôi nói đoạn trên, đôi khi là rất mang màu sắc công kích và thiên vị. Tôi biết. Nhưng tôi cũng chọn cách riêng để kính trọng lão Đại này. Tôi nói ngay: Tôi không thích Triết học Marx-Lenin. Và tôi cho rằng cần phải học nhiều triết học khác nhau để có cái nhìn toàn diện. Nhưng không biết chọn những triết học nào... May thay, lão Đại giúp tôi khi bảo "muốn hiểu về triết học chỉ cần học 4 người là đủ Pluton, Kant, Heghen và Marx". Cần chú ý, MARX chứ không phải MARX-LENIN.
Không phải ai, trong hoàn cảnh mà cả nước hừng hực yêu Lenin, lại có một người đi ngược lại, và chọn một cách riêng. Tôi đã bỏ triết học Marx-Lenin, chính xác hơn là bỏ cái đuôi "Lenin" khỏi chủ nghĩa Marx (và tôi đã nói điều này với rất nhiều bạn bè rồi), và rồi phát hiện ra Marx không đơn giản và tầm nhìn ngắn hạn như "Marx-Lenin". Thậm chí, tôi cho rằng tất cả mọi người đang ủng hộ Marx-Lenin, chỉ cần đọc hết và hiểu hết cuốn "Tư bản" của Marx, cũng sẽ muốn bỏ cái đuôi "Lenin" đi. Thế mà một ông lão giáo sư, nhận tiền của Nhà nước, lại hướng người ta đi rời xa CNXH của Marx-Lenin. Và, ngấu nghiến hết 3 ông còn lại mới thấy lẽ ra mình nên đọc về 4 người đó sớm hơn. Tiếc!
Tóm lại, với tôi, lão giáo sư Hồ Ngọc Đại không phải hạng ngu. Ít nhất, trình độ của ổng cũng hơn tôi. Tất nhiên, có thể do thực tế là tôi quá ngu. Nhưng mà có sao đâu, một thằng quá ngu cũng nên tôn trọng một người ít ngu hơn mình. Ha...
Chuyện thứ 3, rất nhiều người phản đối cách làm của "Công nghệ giáo dục". Tôi chưa bàn vội, chỉ mạn phép đặt vài câu hỏi như sau:
1. Mọi người có muốn thay đổi theo hướng tốt hơn không? Rất nhiều người thường chia sẻ "nền giáo dục VN, cứ gọi là nát". Nhưng mà mọi người có muốn nó thay đổi theo hướng tốt hơn không? Hay là chỉ muốn nó giữ nguyên, và tình trạng cứ tệ dần như hiện tại? Cần lưu ý, có câu "không tiến ắt sẽ lùi".
Giờ giả sử mọi người đều muốn nó tốt lên. Câu hỏi tiếp theo là:
2. Nếu có một phương pháp, do một số chuyên gia giáo dục hàng đầu thảo luận và đưa ra, liệu mọi người có chấp nhận không? Tôi nghĩ rằng với câu hỏi này, mọi người sẽ đặt rất nhiều nghi vấn về phương pháp. Tất nhiên, vẫn sẽ có người đồng ý luôn mà không cần ý kiến gì. Và ngược lại, vẫn sẽ có người phản đối mặc dù họ không biết gì cả. Nhưng tôi cam đoan là phần lớn mọi người sẽ tìm hiểu và đặt nhiều nghi vấn về phương pháp.
Vậy giờ làm sao đây? Không lẽ không thay đổi và nhận kết quả giống câu 1? Tôi hỏi thêm 1 câu nữa:
3. Nếu phương pháp mới được đem vào thực nghiệm, và nhận được kết quả tốt thì thế nào?
À, thực ra lão Đại đã làm luôn cả 3 câu đó, và lão tạo ra cái trường gọi là Thực nghiệm đó. Và họ dạy cái phương pháp mà mọi người chê là "tào lao". Nhưng mà có phải mọi người thường biện minh phương pháp tốt thì phải có kết quả tốt không? Vậy kết quả của trường Thực nghiệm là gì?
Cần lưu ý là trường đó đã đạt rất nhiều thành công, với rất nhiều giải thưởng học sinh giỏi và Olympic. Vậy kết quả thực nghiệm có đáng được tôn trọng không?
Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng còn tùy thuộc vào học sinh có giỏi hay không nữa. Nhưng mà tự dưng, một cách ngẫu nhiên dồn rất nhiều học sinh giỏi vào học ở trường này thì thật tình mà nói, môn xác suất cho kết quả là không nhiều, nếu không nói là phi lý. Đó là chưa kể tới việc từ chính cái trường đó, mà VN lại có một người đoạt giải Fields. Lần đầu tiên, VN có một người đạt được giải thưởng danh giá nhất ngành Toán.
Chuyện không dừng lại ở đó, khi cách đây mấy năm, rất nhiều phụ huynh đã đạp luôn cổng trường Thực nghiệm của lão Đại, và xin cho con vào lớp 1 tại đây. Ai không tin có thể lục lại báo cũ. Nhưng cái lớp 1 hồi đó dạy cái phương pháp tào lao ấy là điểm đến mong ước của rất nhiều phụ huynh...
Vì ngoài việc dạy theo cách mới lạ, họ còn tạo một môi trường mà trẻ được chơi. Rất ít làm bài tập. Học để hiểu và học quan sát nhiều hơn. Rất nhiều người vào thời điểm đó còn hô hào để nhân rộng mô hình dạy học đó ra nữa...
Vậy mà.......
Đời. Vốn dĩ phũ. Không biết lão Đại có đủ gạch để xây Landmark 82 cao hơn cái 81 chưa?
Chuyện thứ 4, chuyện này có vẻ nói ở thì tương lai, vì hơi sớm... Theo chương trình Công nghệ giáo dục, thì hình như Toán lớp 2 hoặc lớp 3 gì đó sẽ được học phương trình. Một thứ mà đáng lẽ lên cấp 2 mới học thì phải. Nhưng chắc là dạng phương trình cộng trừ này kia thôi.
Có điều, tôi thắc mắc là không biết mọi người có phản đối vụ đó không ta? Mới học lớp 2 lớp 3 mà đã bắt giải phương trình, kể cũng tội cho mấy đứa nhỏ, và cũng tội cho phụ huynh vì mấy đứa nhỏ hỏi mà không giải được. Chậc...
Chung quy lại, tôi ủng hộ cách làm mới. Và tôi không thấy vấn đề gì khi cho con học chương trình đó!
Tôi biết, bọn trẻ sẽ gặp rắc rối với cách đánh vần và viết như vậy. Nhưng tôi tin rằng các con tôi đều rất thông minh, và chúng sẽ tìm ra cách để thích nghi và phát triển. Chuyện gặp rắc rối như vậy, thời của tôi không thiếu, khi mọi người không phân biệt được "ngan/ngang", "nghiêng/nghiên/ngiêng/ngiên", "ga/gia/da",... thế mà bọn tôi vẫn lớn lên và học hành tốt cả. Cho nên, các con của tôi sẽ cần phải gặp nhiều rối rắm như thế càng tốt. Tự bọn chúng sẽ phải vượt qua, và phải đạt được những thành tựu vĩ đại và giỏi hơn tất cả những bạn cùng lứa khác.
Hiện tại, đứa lớn chỉ mới hơn 3 tuổi, khi nào nó vào lớp 1 tôi sẽ nói nó: "Con tự học nhé, vì phương pháp thời của ba khác với thời của con, nên giờ con phải tự học lấy. Ba sẽ giúp khi nào ba có thể giúp, nhưng đừng trông đợi vào ba."
--------
Xpost on https://blog.botbie.io/2018/09/03/vai-loi-ve-cong-nghe-giao-duc
Subscribe to:
Posts (Atom)